TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

Thứ tư - 13/09/2023 20:12
Bệnh đau mắt đỏ đang lây lan rất nhanh, chúng ta cần phải làm gì để phòng bệnh.
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
Đau mắt đỏ (Viêm kết mạc) là tình trạng viêm nhiễm mắt thường gặp do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng gây ra. Bệnh dễ lây qua đường hô hấp, hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh. Bệnh rất thường gặp và dễ điều trị.
Đau mắt đỏ chữa như thế nào?
Khi đau mắt đỏ, bạn không nên tự điều trị, cần đến khám ngay với bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám và chẩn đoán ,điều trị vì có những trường hợp đau mắt đỏ do viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm nội nhãn ...
Tùy vào nguyên nhân gây đau mắt đỏ, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp:
Đau mắt đỏ do virus: Bệnh tự khỏi sau vài ngày. Người bệnh có thể tự chườm lạnh để giảm triệu chứng phù nề; rửa mặt bằng nước muối sinh lý (natriclorit 0,9%) và nhỏ nước mắt nhân tạo. Nếu bị dử mắt nên đến bs khám ,hướng dẫn điều tri
Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Bác sĩ sẽ khám -kê đơn –hướng dẫn điều trị (vệ sinh mắt ,thuốc kháng sinh ,kháng viêm ...)
Đau mắt đỏ do dị ứng: Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nếu biết; bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ hoặc thuốc uống giảm tình trạng dị ứng; Nhỏ nước mắt nhân tạo để giảm cảm giác ngứa.
Tránh lây lan bệnh:
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh nên nghỉ học hoặc nghỉ làm vài ngày cho đến khi khỏi hẳn để tránh lây bệnh ra cộng đồng ; Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, không nên để đầu lọ thuốc chạm vào mắt và lông mi vì sẽ làm vi khuẩn bám vào lọ thuốc; Giữ vệ sinh để đảm bảo không lây truyền cho người xung quanh bằng cách rửa tay thường xuyên trước và sau khi chạm vào mắt.
Một số biện pháp phòng chống đau mắt đỏ như sau:
1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch
2. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng
 3. Không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…
4. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường
5. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh
6. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ
7. Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác
8. Người có các dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.




 

Tác giả bài viết: Ban truyền thông MNĐL

Nguồn tin: NHÀ TRƯỜNG:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...

Các tin khác

HỖ TRỢ QUẢN TRỊ WEB
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay766
  • Tháng hiện tại82,788
  • Tổng lượt truy cập1,793,627
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây