BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CÁCH PHÒNG TRÁCH DỊCH BÊNH: THỦY ĐẬU;TIÊU CHẢY Ở TRẺ

Thứ ba - 13/12/2022 21:29
Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch, không để dịch bệnh nói chung và bệnh thủy đậu nói riêng bùng phát, lan rộng, hạn chế tối đa số mắc . Ngày 13/12/2022, Trường Mầm Non Đức Long tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên và các bậc phụ huynh  cách phòng chống dịch bệnh thủy đậu.

1. Nguyên nhân gây bệnh
- Thủy đậu là bệnh do virus varicella-zoste, bệnh rất dễ lây cho những người không miễn dịch với nó.
- Các cơ sở chăm sóc trẻ em như trường học và gia đình là nơi rất dễ lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với phát ban hoặc qua những bụi nước có chứa virus gây bệnh khi người bệnh hắt hơi và ho.
- Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em. Bệnh xảy ra ở người lớn nặng hơn trẻ em.
- Bệnh có thể rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch lớn nhỏ ở nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém.
2. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh
- Triệu chứng thường xuất hiện từ 14-16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với người bệnh.
- Biểu hiện của bệnh:
+ Sốt nhẹ từ 1-2 ngày.
+ Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người và toàn thân phát ban.
+ Ban thủy đậu thường dưới dạng chấm đỏ lúc đầu sau đó phát triển thành các mụn nước.
+ Đầu tiên ban mọc ở đầu, mặt, cổ, thân người và các chi.
+ Ban thủy đậu thường rất ngứa.
3. Cách chăm sóc và phòng bệnh
Cách phòng ngừa tốt nhất là tiêm vaccine và tiêm một liều duy nhất 0,5ml cho trẻ từ 1 – 12 tuổi. Đối tượng từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều, cách nhau từ 6 – 10 tuần. Khi tiêm chủng cần chú ý những điều sau:
+ Việc chủng ngừa thủy đậu không chỉ cần tiến hành với trẻ em, là đối tượng chính của bệnh này, mà còn ở cả người lớn. Những người lớn khi mắc bệnh cũng gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí còn nặng hơn cả trẻ nhỏ nên chích ngừa là hoàn toàn cần thiết. Phụ nữ trước khi có ý định mang thai từ 2-3 tháng cần đi tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe cả mẹ và bé.
+ Không tiêm vacxin thủy đậu khi đang sốt hoặc bị bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, người mẫn cảm với các thành phần của vắc xin, người bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, phụ nữ đang mang thai.
- Trong khi dịch bệnh có mặt ở khắp nơi thì cách ly với nguồn bệnh là một biện pháp an toàn giúp ngăn chặn lây lan. Không nên đưa trẻ đến những nơi có nguồn bệnh hoặc nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện. Không nên đến những chỗ đông người như bến xe, bến tàu. Trong trường hợp bắt buộc phải đến những nơi kể trên cần đeo khẩu trang y tế, vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau đó.
- Ngoài ra, bố mẹ cần đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nâng cao sức đề kháng, vệ sinh cơ thể, giữ tay sạch sẽ, tránh nguồn lây bệnh.
- Bố mẹ cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch cho bé bằng cách cho bé sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp nâng cao sức đề kháng và hệ thống miễn dịch. Ưu điểm nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt, và thường là không bị biến chứng.
- Thời gian ủ bệnh của thuỷ đậu là từ 1-2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, do đó, nếu một người chưa được tiêm phòng vaccine thuỷ đậu mà có tiếp xúc với bệnh nhân thuỷ đậu, trong vòng 3 ngày ta có thể tiêm ngừa thì vaccine có thể phát huy tác dụng bảo vệ ngay sau đó giúp phòng ngừa thủy đậu
* Chữa bệnh thủy đậu cho trẻ nhanh hết
- Cách ly trẻ: Nếu trẻ mắc bệnh thủy đậu cần cách ly trẻ với những người khác. Tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,… phải dùng riêng.
- Vệ sinh chăm sóc trẻ: Rửa tay và cắt ngắn móng tay cho trẻ. Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay để tránh cào gãi vào các nốt thủy đậu.
- Cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách: Dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ.
- Đối với khẩu phần ăn hàng ngày cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối,…
- Đưa bé đi khám bác sĩ: Khi trẻ có các biểu hiện của thủy đậu, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và có chỉ định điều trị phù hợp. Thông thường bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (nếu trẻ sốt cao), kháng sinh ( để chống bội nhiễm) và thuốc bôi ngoài da. Việc dùng thuốc gì phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ và phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong quá trình điều trị và chăm trẻ vẫn cần chú ý theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao không hạ nhiệt hoặc đã hạ sốt nhưng đột nhiên sốt cao trở lại; các mụn thủy đậu bị vỡ gây trầy xước da, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
* Các quan niệm sai lầm
- Kiêng tắm, kiêng ăn: Làm như vậy bé sẽ dễ bị nhiễm trùng do da ẩm ướt không sạch. Kiêng ăn sẽ làm trẻ suy dinh dưỡng thêm, giảm sức đề kháng khó lành bệnh.
- Kiêng gió, trùm kín để xổ ra hết không lậm vào nội tạng. Điều này sai vì trẻ ra càng ít là sức đề kháng tốt và ít biến chứng hơn.
- Tắm hay uống nước gốc rạ: Không có giá trị chữa bệnh, có thể gây nhiễm trùng thêm hay ngộ độc hóa chất nông nghiệp có trong gốc rạ.
Qua bài tuyên truyền hôm nay,  mong tất cả mọi người hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh thủy đậu. Từ đó tự biết cách bảo vệ, chăm sóc bản thân, những người trong gia đình và những người xung quanh.
 BÀI TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ VỀ PHÒNG CHỐNG TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI
  • Hình thức truyền thông : Nói chuyện, trao đổi với giáo viên đứng lớp của các lớp, viết bài truyền thông phát mỗi lớp mỗi tờ nhờ giáo viên truyền lại cho tất cả các bậc phụ huynh và gián tờ truyền thông lên góc tuyên truyền của lớp đó.
  • Đối tượng truyền thông : cho tất cả cá phụ huynh và các em học sinh trong toàn trường.
  • Nội dung truyền thông giáo dục sức khoẻ :
+ Nguyên nhân gây tiêu chảy
+ Tác hại của tiêu chảy
+  Cách pha và cách cho trẻ uống ORS
+ Tăng cường cho trẻ bị tiêu chảy
+ Vệ sinh cá nhân để phòng bệnh tiêu chảy.
               sau đây là một số kiến thức cơ bản về bênh và cách phòng bệnh tiêu chảy :
  1. Tiêu chảy là gì?
  • Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước > 3lần > 24h.
  • Nếu tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày gọi là tiêu chảy kéo dài.
  • Nếu tiêu chảy không quá 14 ngày gọi là tiêu chảy cấp.
  • Tiêu chảy mạn là tiêu chảy mà nguyên nhân của nó là do rối loạn về cấu trúc hay hệ thống men của ống tiêu hoá thường là các bệnh bẩm sinh hoặc di truyền.
  1. Các nguyên nhân gây bệnh.
  1. Tác nhân gây bệnh tiêu chảy
           Do vi rút vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm chúng xâm nhập vào cơ thể gây rối loạn men tiêu hoá làm tăng xuất tiết nước và điện giải trong lòng ruột.
  1. Những yếu tố nguy cơ
  • Tuổi : Trẻ < 2 tuổi hay bị tiêu chảy đặc biệt là trẻ từ 6 – 12 tháng.
  • Suy dinh dưỡng : Trẻ dễ bị bệnh tiêu chảy và bệnh thường nặng dễ gây tử vong.
  • Suy giảm miễn dịch cơ thể : trẻ non, yếu, đẻ yếu......
  • Tập quán : + Trẻ không bú mẹ, trẻ ăn nhân tạo không đúng phương pháp.
                             + Cho trẻ bú chai vì chai và vú cao su khó rửa sạch.
                             + Ăn rặm sớm, thức ăn để lâu.
                             + Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
                             + Chế độ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống kém.
  • Nhiễm khuẩn ngoài ruột củng có thể gây ỉa chảy.
  • Thói quen dùng kháng sinh bừa bãi
          Thưa các bậc phụ huynh để phát hiện sớm bệnh tiêu chảy chúng tôi sẻ đưa ra các biểu hiện của bệnh bằng bảng đánh giá mức độ mất nước :
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ MẤT NƯỚC
Dấu hiệu Mất nước độ A Mất nước độ B Mất nước độ C
Thần kinh Tốt, tĩnh táo Vật vã kích thích Li bì khó đánh thức
 
 
Toàn trạng mất nước : mắt, miệng lưỡi, uống nước.
  • Mắt : bình thường
  • Miệng lưỡi có ướt không khát, uống nước bình thường.
  • Trẻ khóc có nước mắt.
  • Mắt trũng
  • Miệng lưỡi khô, khát nước, uống nước háo hức.
  • Trẻ khóc không có nước mắt.
  • Mắt rất trũng
  • Miệng lưỡi khô, khát nước nhưng không uống được.
  • Trẻ mệt lả li bì không khóc được.
 
Nếp véo da
Nếp véo da mất nhanh. Nếp véo da mất chậm Nếp véo da mất rất chậm.
 
Chẩn đoán
Bệnh nhi không có dấu hiệu mất nước Bệnh nhi có dấu hiệu mất nước Bệnh nhi có dấu hiệu mất nước nặng
 
Phác đồ điều trị
 
Phác đồ A
 
Phác đồ B
 
Phác đồ C
 
Nhìn vào bảng trên nếu mất nước ở mức độ B, C thì phải đưa trẻ đến ngay trạm y tế và cao hơn nữa là bệnh viện.
Bà mẹ nên nắm vững triệu chứng mất nước độ A để điều trị tiêu chảy tại nhà cho trẻ.
Sau đây là 3 nguyên tắc điều trị theo phác đồ A :
Nguyên tắc 1 :
-  Cho trẻ uống dung dịch ORS ngay sau lần ỉa phân lỏng đầu tiên với liều lượng sau
+ 50-100ml sau mỗi lần đi ỉa đối với trẻ dưới 2 tuổi
+ 100-200ml sau mỗi lần đi ỉa đối với trẻ từ 2-5 tuổi
+ uống theo nhu cầu đối với trẻ trên 5 tuổi
  • Nếu không có nước ORS thì cho uống nước cháo muối hoặc nước muối đường, nước dừa non.
Nguyên tắc 2 :
  • Cho trẻ ăn đầy đủ các chất nhất là chất đạm để thúc đẩy quá trình đổi mới tế bào ruột.
  • Tiếp tục cho bú mẹ đối với trẻ đang bú mẹ.
  • Cho trẻ ăn những thức ăn thay thế sửa mẹ phù hợp với tháng tuổi đối với trẻ đang được nuôi dưỡn bằng chế độ ăn nhân tạo.
  • Cho trẻ ăn sam đối với trẻ đang trong thời kỳ ăn sam.
  • Tiếp tục cho trẻ ăn bình thường đối với trẻ lớn.
  • Thức ăn của trẻ tiêu chảy phải nấu nhừ, dễ tiêu hoá.
  • Khuyến khích cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày.
  • Sau khi trẻ khỏi bệnh cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong thời gian 2- 4 tuần .
Nguyên tắc 3 : Hướng dẫn bà mẹ biết khi nào đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu sau :
  • Trẻ quấy khóc kích thích vật vã.
  • Trẻ khát nhiều, nôn nhiều, phân có nhầy máu không đái được.
Phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay sau 5 ngày điều trị tại nhà mà không có tiến triển tốt.
Để đảm bảo cho trẻ có sức khoẻ tốt không mắc bệnh tiêu chảy thì trước hết các bà mẹ phải biết cách phòng bệnh.
  1. Nâng cao sức khoẻ cho trẻ :
  • Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Ăn sam theo đúng ô vuông thức ăn
  • Thực hiện tiêm phòng đầy đủ
  • Giữ ấm cho trẻ.
  1. Vệ sinh an toàn thực phẩm :
  • Sử dụng nguồn nước sạch; Ăn chín uống sôi
  • Thức ăn của trẻ phải tươi, đảm bảo vệ sinh.
  • Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Hướng dẫn bà mẹ cách pha ORESOL
Một gói 2,7g pha trong 1 lít nước sôi.
  • Cách pha : một gói ORS pha trong 1 lít nước nguội uống trong 24 giờ, vì trong ORS có đường nếu để lâu sẻ lên men và dẫn đến tiêu chảy thêm.
  • Cách cho trẻ uống : cho trẻ uống theo nhu cầu, uống ít một bằng thìa cứ 1-2 phút uống 1 thìa.
  • Liều lượng :
Tuổi Cân nặng Liều lượng ORS trong 4 giờ
Theo tuổi và cân nặng Liều trung bình
Dưới 4 tháng 5 kg 200 – 400 ml  
 
75ml /kg cho mỗi lứa tuổi trong 4 giờ.
4 - 11 tháng 5 – 7,9kg 400 – 600 ml
12 - 23 tháng 9 – 10,9kg 600 – 800 ml
2 - 4 tuổi 11 – 15,9kg 800 – 1200 ml
5 - 14 tuổi 16 – 29,9kg 1200 – 2200 ml
Trên 15 tuổi > 30kg 2200 – 4000 ml
Hướng dẫn bà mẹ :
  • Cho trẻ uống thường xuyên từng ngụm nhỏ bằng chén hoặc bằng thìa.
  • Nếu trẻ nôn đợi 10 phút sau cho trẻ uống tiếp nhưng chậm hơn.
  • Tiếp tục cho trẻ uống thêm nước sôi.
               Trên đây là những thông tin mà các bà mẹ cần biết để được hưởng quyền lợi của mình để không ngừng bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân và cho trẻ nhỏ.
                                                                                

 

Tác giả bài viết: BBT Trường Mầm non Đức Long

Nguồn tin: NHÀ TRƯỜNG:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây