Hoạt động cô | Hoạt động trẻ |
* Hoạt động 1: Gây hứng thú vào bài: - Cô cùng trẻ hát và vận động bài hát “ Cả nhà thương nhau” – sáng tác “ Phan Quang Minh” - Xem tranh gia đình và trò chuyện về các thành viên trong gia đình bé. - Giới thiệu câu chuyện: Ba cô gái – Phỏng theo chuyện cổ tích Việt Nam. * Hoạt động 2: Truyện kể: Ba cô gái - Phỏng theo chuyện cổ tích Việt Nam. - Cô kể cho trẻ nghe lần 1: - Cô kể cho trẻ nghe lần 2: Kể với mô hình rối. - Cô kể lần 3: Kể với bài giảng Powerpoint. - Đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện. + Câu truyện cô vừa kể có tên là gì? + Trong truyện có những nhân vật nào? + Khi bà bị ốm bà đã nhờ sóc đưa thư tới cho các con bà nói gì với Sóc? + Khi đến nhà cô chị cả , cô đang làm gì? + Sóc con đã nói với cô như thế nào ? + Cô cả trả lời Sóc ra sao? + Nghe cô cả nói vậy Sóc đã nói gì ? + Cuối cùng cô cả biến thành con gì? + Khi Sóc đến nhà cô 2, cô 2 đang làm gì? + Nghe Sóc báo tin mẹ bị ốm cô 2 có về thăm mẹ không? Tại sao? + Vì không về thăm mẹ cho nên cô 2 bị trừng phạt như thế nào? + Cô 3 khi biết tin mẹ ốm cô đã làm gì? + Vì là người con hiếu thảo nên cô 3 đã được hưởng cuộc như thế nào? + Theo các con, trong 3 cô ai là người con hiếu thảo nhất? Vì sao? + Để tỏ lòng hiếu thảo với bố mẹ các con phải làm gì?( Câu trả lời này cho cả 3 đội có quyền đưa ra ý kiến bổ sung) - Cô giáo dục trẻ: * Hoạt động 3: Đóng kịch phỏng lại nội dung câu chuyện. - Chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm đóng vai một nhân vật: bà mẹ, sóc, chị cả, chị 2, cô út. - Cô là người dẫn chuyện để dẫn dắt các nhóm kể chuyện nối tiếp câu chuyện 3 cô gái. - Trò chuyện về cảm nhận của trẻ về vai mà nhóm trẻ đóng trong câu chuyện. | - Trẻ hát và vận động cùng cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ kể chuyện theo sự sáng tạo của trẻ |
Tác giả bài viết: Ban biên tập Wsite
Nguồn tin: sưu tầm
Các tin khác