1. Mục đích - yêu cầu:
* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phân biệt được các hình: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
* Kỹ năng:
- Trẻ có khả năng phân biệt các hình học dựa trên những đặc điểm của hình .
- Rèn kỹ năng so sánh.
* Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động .
- Giáo dục trẻ giữ gìn lớp học sạch sẽ, biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.
2. Chuẩn bị:
+ Chuẩn bị của cô: - Các hình học: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật.
- Ti vi , máy tính .
- Giấy, bút màu.
+ Chuẩn bị của trẻ: - Rổ đồ chơi : Mỗi trẻ có 4 hình học: Vuông, tròn, tam giác,
chữ nhật.
+ Địa điểm : - Trong lớp
3. Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức
- Cho trẻ hát bài “ Vườn trường mùa thu”.
- Cô cho trẻ trao đổi, hội ý về các đồ dùng, đồ chơi của lớp theo những gợi ý như sau:
+ Tên gọi của đồ dùng đồ chơi là gì ?
+ Màu sắc, hình dạng, kích thước, chất liệu của đồ dùng, đồ chơi như thế nào ?
- Cô yêu cầu trẻ lên chọn và phân loại các đồ dùng, đồ chơi theo hình dạng ( hình tròn, chữ nhật, vuông, tam giác…). Ví dụ : Đồ chơi này có hình dạng như thế nào?
- Sau đó, cho trẻ đọc bài thơ “Bạn mới ” để lấy rổ đồ dùng và về chổ ngồi.
Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức
1. Ôn nhận biết, phân biệt hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Ô cửa bí mật”
- Cô mở ra bức tranh ngôi trường và gợi hỏi trẻ :
+ Ô cửa ra vào có dạng hình gì ?
+ Cửa sổ có dạng hình gì ?
- Cô mời trẻ lên kích chuột và mở ra ô phần thưởng là các hình tròn, hình vuông và gợi hỏi :
+ Đây là hình gì ?
+ Vì sao con biết đây là hình vuông ?
+ Vì sao con biết đây là hình tròn ?- Mời trẻ chọn hình vuông, hình tròn có trong rổ đồ dùng giơ lên gọi tên và nhắc lại đặc điểm.
- Mời 2 – 3 trẻ nêu ý kiến nhận xét của mình về hình vuông, hình tròn.
+ Con có nhận xét gì về hình vuông ?
+ Ai có nhận xét gì về hình tròn ?
- Cô khái quát lại đặc điểm: Hình vuông có 4 cạnh, 4 góc vuông bằng nhau, không lăn được. Hình tròn có 1 đường cong khép kín, hình tròn lăn được.
- Cô tiếp tục mở ô của thứ hai là cái bàn và biển tên cây trong sân trường. Cô gợi hỏi trẻ:
+ Cái bàn có dạng hình gì ?
+ Biển tên cây có dạng hình gì ?
- Mời trẻ lên kích chuột vào ô của hình chữ nhật, hình tam giác và hỏi trẻ:
+ Đây là hình gì ?
+ Vì sao cháu biết đây là hình chữ nhật, hình tam giác?
- Mời trẻ chọn hình chữ nhật và hình tam giác có trong rổ đồ dùng giơ lên gọi tên và nhắc lại đặc điểm.
- Mời 2 – 3 trẻ nêu ý kiến nhận xét của mình về hình chữ nhật, hình tam giác.
+ Hình chữ nhật có đặc điểm gì ?
+ Hình tam giác có đặc điểm gì ?
- Cô khái quát lại đặc điểm: Hình chữ nhật có 2 cạnh dài, 2 ngắn không bằng nhau, không lăn được. Hình tam giác có 3 góc nhọn, không lăn được.
2. Trò chơi luyện tập :
*TC 1: “ Về đúng nhà”
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Cô cho mỗi trẻ cầm 1 hình học mà trẻ thích. Trẻ vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh của cô thì trẻ phải chạy nhanh về đúng nhà của mình.
+ Luậ chơi : Bạn nào chạy về không đúng nhà sẽ nhảy lò cò.
- Trẻ chơi 2 – 3 lần.
* TC 2: “ Ai nhanh nhất”
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 nhóm chơi. Cô phát cho mỗi trẻ 1 tờ giấy, cô yêu cầu trẻ vẽ đồ vật, đồ dùng, đồ chơi có các dạng hình học. Sau khi trẻ vẽ xong, cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Củng cố :
Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động
- Nhận xét – tuyên dương.
- Cho trẻ nghe và cùng hát bài “ Gác trăng” và nghỉ.
Tác giả bài viết: Ban biên tập Website
Các tin khác