Dấu hiệu nhận biết sớm nhất bệnh viêm phổi ở trẻ em và cách điều trị tại nhà

Thứ hai - 07/11/2016 05:18

Dấu hiệu nhận biết sớm nhất bệnh viêm phổi ở trẻ em và cách điều trị tại nhà

Dấu hiệu nhận biết sớm nhất bệnh viêm phổi ở trẻ em và cách điều trị tại nhà

Làm thế nào để phát hiện sớm viêm phổi ở trẻ nhỏ?

Dấu hiệu nhận biết sớm nhất bệnh viêm phổi ở trẻ em và cách điều trị tại nhà phần 1Ba câu hỏi lớn mà chúng ta cần trả lời là:

1. Dấu hiệu phát hiện sớm là trẻ bị viêm phổi?

  • Khi trẻ bị viêm phổi, phổi của trẻ sẽ mất tính mềm mại và không thể giãn nở dễ dàng khi trẻ hít thở mà hậu quả là trẻ có thể bị thiếu oxy. Vì vậy trẻ buộc phải thở nhanh hơn dể bù đắp lại sự thiếu hụt này.
  • Dựa theo công trình nghiên cứu khoa học quy mô tại nhiều nơi trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới đã thấy rằng: thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ vị viêm phổi, sớm hơn cả các dấu hiệu có được khi nghe phổi bằng ống nghe và cũng là triệu chứng rất dễ phát hiện ở mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một phương tiện rất dễ tìm: đồng hồ có kim giây.
  • Chúng ta có thể đếm được nhịp thở của trẻ trong trọn một phút để xem trẻ có thở nhanh hay không. Gọi là thở nhanh khi:

Nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên ở trẻ dưới 2 tháng.
Từ 50 lần/phút trở lên ở trẻ từ 2 – 11 tháng.
Từ 40 lần/phút trở lên ở trẻ từ 12 tháng – 5 tuổi.

Khi đó trẻ đã có triệu chứng viêm phổi, cần được đưa đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị ngay.

  • Vì nhịp thở có thể tăng khi trẻ gắng sức (bú, quấy khóc…) nên chúng ta cần phải đếm nhịp thở khi trẻ nằm im, tốt nhất khi ngủ.

2. Dấu hiệu của viêm phổi nặng

  • Khi viêm phổi diễn tiến thành nặng, phổi sẽ ngày càng mất tính mềm mại có thể trở nên đặc cứng làm trẻ phải gắng sức nhiều để thở. Khi đó các cơ hô hấp, đặc biệt là cơ hoành – một loại cơ hô hấp ngăn đội ngực và bụng, phải tăng cường co bóp để bù đắp. Khi đó phần dưới lồng ngực của trẻ sẽ bị cơ này kéo lõm vào khi trẻ hít vào.
  • Như vậy khi trẻ có dấu hiệu thở co lõm lồng ngực thì bệnh viêm phổi đã nặng, cần nhập viện ngay để điều trị.
  • Để nhận ra chính xác dấu hiệu này, chúng ta cần vén áo trẻ cao lên để thấy rõ vùng ngực và vụng trẻ, quan sát khi trẻ nằm yên, không bú, không khóc.

3. Dấu hiệu cho biết bệnh viêm phổi của trẻ đã tới mức nguy hiểm cần phải đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức?

Dấu hiệu nhận biết sớm nhất bệnh viêm phổi ở trẻ em và cách điều trị tại nhà phần 2Là các dấu hiệu cho biết trẻ đang trong tình trạng nguy kịch, tính mạng đang bị đe dọa, cần phải đưa trẻ đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức để còn có thể cứu sống được trẻ. Những dấu hiệu này không chỉ có trong bệnh viêm phổi mà còn có thể có trong nhiều loại bệnh nặng khác cũng cần được cấp cứu kịp thời.

  • Ở trẻ dưới 2 tháng, đó là: bỏ bú hoặc bú kém, co giật, trẻ ngủ li bì – khó đánh thức trẻ dậy, sốt hoặc lạnh, thở khò khè.
  • Ở trẻ từ 2 tháng – 5 tuổi, đó là: trẻ không thể uống được gì cả, co giật, ngủ li bì – khó đánh thức, thở có tiếng rít, suy dinh dưỡng nặng.

Tổ chức y tế thế giới đã dày công nghiên cứu và tìm ra các phương tiện rất đơn giản, dễ dàng mà lại chính xác để giúp chúng ta có thể áp dụng ngay tại nhà.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà

Khi bị viêm phổi, trẻ có thể được điều trị tại nhà. Bốn công việc cần phải làm là:

1. Cho trẻ uống kháng sinh thích hợp

Điều quan trọng nhất để trẻ có thể khỏi bệnh là trẻ cần phải được cho uống kháng sinh thích hợp đúng cách, đủ liều và đủ thời gian. Khi được thầy thuốc chỉ định, các bậc cha mẹ cần nhận biết đúng dạng thuốc cần cho trẻ uống, liều lượng mỗi lần uống, số lần uống trong ngày và số ngày cần cho trẻ uống thuốc.

Đối với các loại thuốc viên, cần tán nhỏ viên thuốc trước khi cho trẻ uống (có thể cho vào một ít nước và chờ vài phút, nước sẽ làm viên thuốc bở ra và dễ nghiền nhỏ hơn). Có thể pha thêm một ít đường, hoặc pha với một ít sữa, nước cháo để bé có thể uống dễ dàng hơn. Nếu trẻ ói trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc, cần cho bé uống lại một liều khác.
Tuy nhiên cũng cần tránh lạm dụng kháng sinh khi trẻ chỉ bị cảm ho thông thường. Thật thế ngoài viiệc tốn kém, tác dụng phụ trước mắt hay lờn thuốc về lâu về dài, người ta cũng đã chứng minh được rằng việc lạm dụng kháng sinh như thế cũng không ngừa được biến chứng viêm phổi ở trẻ chỉ bị ho cảm thông thường.

2. Điều trị các triệu chứng kèm theo: sốt, khò khè.

Tùy trường hợp mà thầy thuốc sẽ cho trẻ các loại thuốc cần thiết khác như thuốc hạ sốt (Paracetamol), thuốc điều trị khò khè (Salbutamol, Trebutaline). Cần cho trẻ uống đúng theo hướng dẫn dù rằng các loại thuốc này cũng khá an toàn cho trẻ em.

3. Biết cách chăm sóc trẻ tại nhà.

 

 

Dấu hiệu nhận biết sớm nhất bệnh viêm phổi ở trẻ em và cách điều trị tại nhà phần 3

  • Cần phải tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, khi mũi bị nghẹt, tắc, trẻ sẽ kho bú, khó ăn hơn. Vì vậy cần thông thoáng mũi, để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.
  • Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho.
  • Riêng đối với vấn đề ho, chúng ta cần lưu ý: khi trẻ bị Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, ho chính là một phản xạ có lợi để tống đàm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ nhất là khi hiện nay có nhiều loại thuốc ho có thể gây ngộ độc, tác dụng phụ quan trọng ở trẻ em nếu dùng không đúng cách.

Trên thực tế nếu dùng đúng loại kháng sinh thích hợp để trị viêm phổi cũng sẽ giúp trẻ giảm ho nhanh chóng. Chỉ khi nào trẻ ho nhiều dẫn đến những hậu quả xấu cho trẻ như nôn ói, mất ngủ, đau tức ngực, đau rát họng… chúng ta có thể cho trẻ dùng các thuốc ho an toàn.

Tổ chức y tế thế giới cũng như Bộ Y tế khuyến cáo nên dùng các loại dược thảo, thuốc nam an toàn đã từng được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian: tắc (quất) chưng đường, rau tần dầy lá, mật ong, gừng… Các loại thuốc ho như sirop Astex (dùng tại BV. Nhi Đồng 1), sirop Pectol E là các thuốc có thành phần chính là thảo dược an toàn (Tần dầy lá, núc nác…) cũng có thể được sử dụng cho trẻ em.

4. Biết được khi nào cần đưa trẻ đến khám lại bao gồm tái khám theo hẹn và khám lại ngay lập tức khi trẻ trở nặng.

  • Tái khám theo hẹn: trẻ cần được bác sĩ khám lại sau 2 ngày để đánh giá xem thuốc kháng sinh này có hiệu quả tốt hay không. Ngay trong trường hợp tốt nhất (trẻ thở trở lại bình thường, hết sốt, ăn – bú khá hơn) trẻ cũng cần phải tiếp tục cho uống kháng sinh đủ thời gian là 5 ngày.
  • Nếu sau 2 ngày tái khám, nếu trẻ còn thở nhanh, thầy thuốc sẽ cho bé dùng một loại kháng sinh cần thiết káhc hoặc cho cháu nhập viện điều trị.
  • Khám lại ngay: cũng cần lưu ý theo dõi và đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau: thở khó khăn (thở nhanh hơn – mạnh hơn, thở co lõm lồng ngực), trẻ không thể uống được nước, trẻ trở nên mệt hơn. Đây là những dấu hiệu cho biết bệnh của trẻ đã trở nặng, cần nhập viện ngay.
    Kết luận
  • Viêm phổi là bệnh rất phổ biến ở trẻ em dưới 5 tuổi mà nếu không được phát hiện, chữa trị sớm, đúng cách trẻ rất dễ tử vong.
  • Chúng ta có thể tóm lược cách phát hiện và xử trí tại nhà như sau:

Trẻ có dấu hiệu nguy hiểm = bệnh rất nặng, nhập viện cấp cứu
Trẻ thở co lõm lồng ngực – viêm phổi nặng, cần nhập viện ngay
Trẻ thở nhanh = viêm phổi, cần uống kháng sinh tại nhà – tăng cường ăn uống – sử dụng thuốc ho an toàn.

  • Đây cũng là nội dung cơ bản nhất của phác đồ xử trí Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do Tổ chức Y tế Thế giới đề ra từ 1990, đang được áp dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển và đã chứng minh hiệu quả thực tế trên phạm vi toàn cầu: người ta đã ước tính chỉ với những cách làm khá đơn giản nêu trên đã giúp giảm được 50% tử vong do viêm phổi, cứu sống được khoảng 600.000 trẻ dưới 5 tuổi mỗi năm tránh khỏi lưỡi hái của hung thần viêm phổi trên toàn thế giới.
    Trẻ bị viêm phổi chăm sóc như thế nào

Dấu hiệu nhận biết sớm nhất bệnh viêm phổi ở trẻ em và cách điều trị tại nhà phần 4

Thông thường trẻ bị viêm phổi nhẹ hoàn toàn có thể điều dưỡng và dùng thuốc trị liệu tại nhà, ngoài việc tuân thủ theo lời dặn của thầy thuốc, trong chăm sóc phải chú ý:

Môi trường và nghỉ ngơi: Khi trẻ bị viêm phổi thì phòng ở phải giữ yên tĩnh đểbé nghỉ ngơi thoải mái. Nghĩ ngơi nhiều có thể giảm bớt tiêu hao năng lượng, bảo vệ công năng tim phổi và giảm chứng bội nhiễm. Để bé gối đầu cao một chút hoặc nằm nửa ngồi, còn phải thường xuyên trở mình đổi tư thế nằm hoặc thường xuyên bế bé dậy để giảm nhẹ ứ máu phổi. Bé trong thời kỳ hồi phục có thể tham gia hoạt động ngoài trời vừa phải, đều xúc tiến tiêu tan chứng viêm phổi.

Dinh dưỡng và cho ăn: trẻ bị viêm phổi vì các tiêu hao sốt tăng, công năng tiêu hóa bị ảnh hưởng cho nên thức ăn cho bé phải dễ tiêu hóa – giàu chất dinh dưỡng. Phải kiên trì cho bé ăn để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Nếu bé khó thở vừa ăn vừa suyễn, có thể cho ăn thành nhiều bữa, và cẩn thận không để bé sặc, khi bé ho nên tạm dừng cho ăn để tránh gây ngạt thở, đồng thời nên cho trẻ uống nhiều nước để giúp hóa lỏng đờm.

Quan sát bệnh tình: Trong chăm sóc tại nhà phải quan sát kỹ tình hình sắc mặt, ho và hít thở của bé. Theo dõi môi có tím xanh không nếu phát hiện có tình huống dị thường nên kịp thời đưa bé đến bệnh viện trị liệu.

Bé 26 tháng tuổi bị viêm phổi, chăm sóc thế nào

Hỏi: Em xin chào bác sĩ, con trai em hiện nay được 26 tháng, trong khoảng 2 tháng gần đây mỗi khi thời tiết thay đổi cháu bị sốt và sổ mũi kèm ho. Gần đây cháu bị viêm phổi, xin bác sĩ cho biết đối với những trẻ em đã bị viêm phổi thì cách chăm sóc và phòng ngừa những bệnh về đường hô hấp như thế nào ạ?

Trả lời của bác sĩ nhi khoa: Chào bạn, cách phòng ngừa những bệnh về đường hô hấp tốt nhất là: Tránh khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá, khói xe hơi, thời tiết lạnh hoặc tiếp xúc với các hóa chất. Do đó bạn nên giữ ấm trẻ khi thời tiết lạnh và giữ môi trường xung quanh trẻ thật trong lành.

Để chăm sóc và phòng ngừa cho trẻ bạn cần:

Tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, khi mũi bị nghẹt, tắc, trẻ sẽ kho bú, khó ăn hơn. Vì vậy cần thông thoáng mũi, để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.

Cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho.

Riêng đối với vấn đề ho, chúng ta cần lưu ý: khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, ho chính là một phản xạ có lợi để tống đờm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ nhất là khi hiện nay có nhiều loại thuốc ho có thể gây ngộ độc, tác dụng phụ quan trọng ở trẻ em nếu dùng không đúng cách.

Cách phòng và điều trị viêm phổi do phế cầu ở trẻ em

Trời ẩm lạnh là thời điểm thuận lợi cho các bệnh viêm đường hô hấp phát triển. Trong số đó phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm phổi ở trẻ em. Hiện nay trên thế giới đã có vaccin phòng bệnh, tuy nhiên nó lại không tỏ ra có hiệu lực đối với trẻ dưới 2 tuổi. Chính vì thế vấn đề phòng bệnh cho trẻ vẫn là quan trọng nhất.

Tỉ lệ mắc tăng cao nếu có kết hợp với dịch cúm

Dấu hiệu nhận biết sớm nhất bệnh viêm phổi ở trẻ em và cách điều trị tại nhà phần 5

Tác nhân của bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn chính là Streptococcus pneumoniae, có tới 23 trong số 83 týp kháng nguyên vỏ được biết là tác nhân gây ra gần 90% các nhiễm khuẩn do phế cầu tại Mỹ. Bệnh xảy ra ở mọi thời điểm trong năm, đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em, người già và người mắc bệnh mạn tính. Tại các nước đang phát triển thì trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh tấn công nhất và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh tăng cao hơn, dễ dàng hơn nếu có kết hợp với dịch cúm.

Phế cầu khuẩn có ở trong chất tiết mũi, họng của người bệnh. Người khỏe mạnh cũng có thể có phế cầu khuẩn trong đường hô hấp trên. Bệnh lây qua giọt nước bọt li ti bắn ra từ người mang vi khuẩn gây bệnh bằng tiếp xúc trực tiếp qua đường miệng hoặc gián tiếp qua các vật thể mới bị nhiễm chất tiết đường hô hấp của bệnh nhân. Bệnh thường gặp qua sự lây truyền giữa người với người nhưng hiếm khi xảy ra với người có tiếp xúc tình cờ, thoáng qua. Sự cảm nhiễm với phế cầu khuẩn gây viêm phổi tăng lên nếu có bất cứ nguyên nhân nào gây tổn thương thực thể và chức năng đường hô hấp dưới, như cúm, phù phổi do các nguyên nhân, hút đờm rãi sau ngộ độc rượu hoặc các nguyên nhân khác, bệnh phổi mạn tính hoặc tiếp xúc với các chất kích thích phản ứng đường thở trong không khí (khói, bụi…). Đối với trẻ dưới 1 tuổi, nhất là những trẻ hay mắc phải viêm họng, viêm phế quản phổi, vừa trải qua tiêu chảy… thì rất dễ mắc bệnh và là một yếu tố khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Nguy cơ nhiễm bệnh cũng tăng lên ở người già, người có các biểu hiện suy lách thực thể hay cơ năng, bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh bạch cầu, đa u tủy xương, suy thận… Người ta cũng cho rằng những bà mẹ mang thai bị viêm phổi do phế cầu khuẩn thì có thể sẽ sinh con thiếu tháng.

Phế cầu khuẩn là một nguyên nhân lớn gây ra tử vong ở trẻ em

Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, khởi phát đột ngột với các dấu hiệu thường gặp là sốt, ho ra đờm màu gỉ sắt, đau ngực, rét run, đau màng phổi, khó thở. Ở trẻ em, biểu hiện đầu tiên thường là nôn và co giật, còn ở người già thì bệnh thường khởi phát từ từ. Nhìn chung các biểu hiện ở phế quản nhiều hơn ở thùy và phân thùy phổi. Viêm phổi do phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây ra tử vong ở trẻ em và người già, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện sống thấp. Trước đây khi chưa có kháng sinh, tỷ lệ tử vong/mắc tại các bệnh viện là 20- 40%, tỷ lệ này giảm còn 5-10% sau khi kháng sinh được sử dụng rộng rãi. Nhưng đối với những trẻ suy dinh dưỡng, trẻ sinh thiếu tháng hoặc mắc các bệnh bẩm sinh khác như tim mạch, bị tiêu chảy cấp thì tỷ lệ vẫn ở khoảng 30%, thậm chí là trên 50%. Những bệnh nhân nghiện rượu và mắc các bệnh mạn tính khác thì cũng có tỷ lệ tương tự.

Chẩn đoán sớm nguyên nhân gây bệnh là yếu tố quan trọng cho điều trị, các kết quả chẩn đoán sinh vật học có thể không chính xác vì sự có mặt của các loại vi khuẩn gram dương cùng với bạch cầu đa nhân thoái hoá trên tiêu bản, do vậy nên xác định chính xác bằng phân lập phế cầu khuẩn trực tiếp từ máu và chất tiết trong đường hô hấp lấy từ vết mở khí quản.

Phòng và điều trị bệnh viêm phổi do phế cầu ở trẻ em

Nhiễm khuẩn, đặc biệt là phế cầu khuẩn có thể xuất hiện ngay sau bệnh do virut như cúm, gây nhiễm khuẩn thứ phát, làm nặng thêm các triệu chứng cúm và tăng nguy cơ liên quan với cúm. Các chuyên gia của Trường Y tế công cộng Rollin thuộc Đại học Emory (Mỹ) đã đưa ra nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng vaccin phế cầu có thể phòng ngừa được hơn 357.000 ca tử vong trong dịch cúm, tiết kiệm 7 tỷ đôla chi phí y tế trong mỗi mùa cúm. Tiêm chủng phế cầu khuẩn thường quy là phương pháp tiên phong có thể làm giảm đáng kể ảnh hưởng của dịch cúm trong tương lai. Những nước chưa thực hiện chương trình tiêm chủng phế cầu khuẩn nên cân nhắc sử dụng loại vaccin này.

Khi trẻ có những dấu hiệu bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm và phải điều trị kháng sinh ngay cho trẻ nếu nghi mắc viêm phổi do phế cầu khuẩn dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, nhất là dấu hiệu nhịp thở nhanh, rút lõm lồng ngực. Hiện nay phế cầu khuẩn là loại vi khuẩn kháng kháng sinh rất mạnh, cho nên bác sĩ cần phải cân nhắc thuốc khi sử dụng sao cho hiệu quả nhất.

Sau khi mắc bệnh, miễn dịch đặc hiệu đạt được có thể kéo dài vài năm, nhất là các trường hợp nhiễm phế cầu týp huyết thanh có vỏ bao. Để tránh phát triển thành dịch thì không nên tập trung đông người tại nơi có nhiều người mắc bệnh, trẻ em có thể bị lây nhiễm chéo tại bệnh viện nếu cùng phòng điều trị có trẻ mắc căn bệnh này, cho nên những trường hợp nhẹ thì nên điều trị ngoại trú. Nên có một môi trường sống trong lành cho trẻ, không nên cho trẻ đến những nơi đông người, cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng… để nâng cao sức đề kháng.

Hiện nay trên thế giới đã có vaccin phòng bệnh, tuy nhiên nó lại không tỏ ra có hiệu lực đối với trẻ dưới 2 tuổi. Nhóm người có nguy cơ cao được khuyến cáo tiêm phòng là người trên 65 tuổi, người không có chức năng lách, người thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm, bệnh nhân bị suy tim, suy thận, xơ gan, đái tháo đường, ghép tạng…

Các mẹ chia sẻ kinh nghiệm điều trị viêm phổi cho trẻ

(Mẹ Cá): Các mẹ thân yêu ơi, Cá nhà mình bị viêm phổi tiêm 5 ngày, khám lại thì bác sĩ nói khỏi rồi không cần tiêm hay uống thuốc nữa. Nhưng sau 1 tuần mình lại thấy Cá có các biểu hiện bị ốm lại (dù chưa sốt). Trông con mệt mỏi, xanh xao, đêm ngủ mồ hồi mướt mát, quay bên nọ, quay bên kia mà mình sốt ruột quá. Lúc nào cũng lo canh cánh trong lòng là con sắp ốm nên chẳng thể nào vui vẻ được. Các mẹ có biện pháp gì hữu hiệu để chăm sóc con sau khi bị viêm phổi và để tránh cho con bị viêm lại thì cho mẹ Cá biết với nhé. Cảm ơn các mẹ nhiều lắm.

(Mẹ bé Mi): Mẹ Cá ơi, nên đưa bé đi khám lại và chữa cho khỏi hẳn đi. Hồi tháng trước Mi nhà mình cũng bị viêm phổi cấp, bác sĩ cho tiêm 7 ngày, khám lại bảo khỏi rồi, thế mà 4-5 ngày sau lại bị lại. Biểu hiện là đêm vật vã, khó ngủ, ngày không ăn được, nôn ra hết, sổ mũi trắng. Lại vào viện và bác sĩ cho uống kết hợp 2 loại kháng sinh gì đó rất nặng thế mà uống gần hết liều kháng sinh này mà không khỏi, còn ho nhiều hơn. Mình sốt ruột quá cộng thêm với việc không hài lòng với cách điều trị và chẩn đoán của viện nhi nên hôm sau đó mình cho Mi vào khám ở Việt Pháp. Bác sĩ bắt bỏ hết kháng sinh và cho uống thuốc chống dị ứng và khí dung mấy loại thuốc chống co thắt phế quản thế là đỡ liền. Bây giờ Mi nhà mình vẫn phải dùng thuốc dự phòng trong vài tháng nhưng trộm vía từ hôm dùng thuốc của Việt Pháp bé đỡ hẳn, ăn uống và chơi ngoan lắm, mấy hôm trở trời vừa rồi chỉ cần rửa mũi bằng nước muối sinh lý là ok. Mong Cá gặp thấy gặp thuốc để khỏi hẳn nhé.

(Mẹ Mít): Các mẹ ơi, triệu chứng của con bị viêm phổi có nhất thiết là phải sốt, phải quấy, và ăn uống kém không? Tại bé nhà mình chủ nhật tuần trước bị viêm họng, phải uống Zinat 125mg. Hết thuốc kháng sinh mình cho đi khám lại thì bác sỹ bảo bị viêm phổi phải uống Unasyl 250mg/5ml, ngày 3mlX2 lần và Klacid 125mg ngày 3ml X2 lần. Mình thấy rất ngạc nhiên khi bác sỹ kết luận là cháu bị viêm phổi. Cháu vẫn chơi ngoan, không sốt, không quấy khóc, ăn uống bình thường. Ho tiếng nặng, có đờm nhưng mình nghe thấy tiếng như tiếng ho đang long đờm ra.

Mẹ BiBi tư vấn triệu chứng viêm phổi:

Viêm phổi thì triệu chứng rất dễ nhận biết, viêm phổi thường kèm theo sốt nhẹ và ho còn nếu mẹ tinh ý và có kinh nghiệm thì có thể kiểm tra bằng cách là áp tai vào sau lưng của bé (phần phổi ấy) để nghe tiếng thở có bé, nếu thấy có tiếng ran rít thì có thể là bé đã bị viêm phổi. Bé nhà mình lúc trước bị viêm phế quản, mình cho bé đi khám rất kiên trì, cứ hết một đợt thuốc là lại cho khám lại, không biết là bao nhiều lần nữa, đến khi hết viêm phế quản thì lại bị ho, nghe con ho mà mẹ cứ não cả ruột ra. Bé nhà bạn bị ho + nôn nhiều cũng có thể chỉ là bị viêm họng thôi. Cứ cho bé khám lại và làm theo chỉ dẫn của bác sỹ thôi, mấy cái vụ ho này mẹ phải kiên trì thôi, nó sẽ không khỏi dứt điểm ngay đâu. Mặt khác vì bé rất dễ nôn trớ nên chú ý tới bữa ăn của bé, chia nhỏ các bữa ăn ra, cho uống nhiều cam…. Không biết có giúp được gì bạn không, mong cho bé chóng khoẻ.

(Mẹ Xita): Các chị ơi, giúp em với, con em bị ho cả tháng nay rồi,uống đủ loại thuốc, kháng sinh nhưng con không khỏi, đến hôm qua cháu sốt cao quá em liền cho cháu đi khám ở xanh pôn thì bác sĩ cho cháu đi chụp xquang tim phổi và kết luận cháu bị viêm phổi. thật sự em không tin đó là sự thật vì em cho cháu đi khám lần nào bác sĩ cũng bảo cháu chỉ bị viêm họng thôi, lần gần đây nhất là cách đây 4 ngày, cũng chỉ khám là viêm họng. làm sao có thể tiến triển nhanh thành viêm phổi được cơ chứ. thật sự em rất hoang mang, em đã tìm hiểu thì được biết bệnh này rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, mà con em mới có 6 tháng thôi ạ. Hôm qua bác sĩ đã cho con em tiêm cefezon trong vòng 4ngày. thêm uống efferagant giảm sốt. tối hôm qua cháu vẫn hâm hấp sốt, cứ từ 38 đến gần 39 độ, nước mũi rồi nước dãi chảy ra thì rất nhiều. Các chị ơi, các chị có biết thêm gì về bệnh này và có cách gì để giữ cho cháu không bị tái phát lại sau khi đã điều trị khỏi không ạ

(Mẹ Trang Xù): Con mình nhiều lần bị viêm phổi rồi nên mình biết, bệnh bé tiến triển rất nhanh, bé nhà mình vốn dĩ sinh non, phải nằm lồng kính 1 tuần mà. Do đó bé có đường hô hấp rất yếu, 7 tháng đầu, mình hết sức giữ gìn nên không có vấn đề gì, đến khi bé lớn hơn thì việc giữ gìn cũng khó hơn, thành ra bé bị viêm phổi luôn. Nhiều lần sáng thấy bé hắt xì, trưa nhờ dì (là bác sỹ) nghe thì chưa bị viêm phổi, đến tối nghe đã viêm 1 bên (có tiếng ran rít), đến đêm đã cả 2 bên. Bệnh này bé đã từng bị mà có hệ đường hô hấp không hông tốt thì rất dễ bị lại. Bạn phải hết sức giữ cho bé: không để bé mặc quần áo ướt, không để bé bị mồ hôi quá nhiều, nếu có phải dùng khăn khô mềm lau luôn, không để bé bị tè dầm mà mãi không thay quần…Dù sao bây giờ đang là mùa hè, nên cũng đỡ lo hơn, nhưng bạn phải hết sức giữ gìn, nhất là khi bé mới điều trị xong thì thường sức khỏe chưa hồi phục tốt.

Mẹ Nami tư vấn chăm sóc trẻ bị viêm phổi:

Em đừng lo lắng quá nhé. Chuyện con nhỏ bị viêm phổi là dễ gặp phải và thực sự có bé từ viêm mũi họng tiến triển lên viêm phế quản, viêm phổi rất nhanh. Thậm chí con chị ho ít, sốt nhẹ chỉ 38 độ, đi viện nhi nghe tim phổi, bác sĩ nói không viêm phổi, nhưng khi chi xin cho con chụp phổi thì qua phim bác sĩ mới kết luận lại là viêm phổi. Em cứ yên tâm cho con điều trị theo phác đồ của bác sĩ, chịu khó kết hợp rung vỗ lưng cho cháu long dịch đờm trong phổi, phế quản. Với các bé dễ viêm hô hấp chịu khó ngày nào cũng xịt hay nhỏ nước muối sinh lý vào mũi, miệng cho cháu để vệ sinh kể cả lúc cháu không bị bệnh nữa nhé. Mong con mau lành bệnh. À rung vỗ lưng là: em đặt con nằm nghiêng, tay khum (không xòe thẳng bàn tay) vỗ vào vùng lưng 2 bên phổi. Cách để tay giống vỗ ợ hơi cho cháu khi ăn no ý. Nhưng vỗ ợ hơi là bế cháu áp người vào ngực cổ mẹ, còn vỗ long đờm là đặt nằm nghiêng nhé. Theo đông y thì khi cơ thể bị viêm không nên ăn đồ nếp, nếu bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng nên dùng nước bưởi ép thay cho nước cam đấy.

Vào mùa lạnh hoặc khi trẻ nằm phòng máy lạnh nhiều, trẻ dễ bị viêm phổi cấp. Đây là căn bệnh trẻ nhỏ thường gặp, cần phải có hướng điều trị và chăm sóc đúng cách. Nếu không, bệnh dễ tiến triển nặng, để lại những quả xấu cho trẻ. Viêm phổi ở trẻ em cũng là một bệnh dễ mắc đi mắc lại. Qua bài viết này tin rằng các mẹ điều đã có kiến thức riêng cho mình về căn bệnh này.

Tác giả bài viết: BBT-MN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây