TUYÊN TRUYỀN BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ CHO TRẺ
- Thứ ba - 10/12/2024 20:23
- In ra
- Đóng cửa sổ này
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CÁCH PHÒNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ Năm học: 2024 - 2025
1. Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của đau mắt đỏ thường là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng... Mặc dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Vì đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.
2. Triệu chứng.
Triệu chứng của đau mắt đỏ thường là: đỏ một hoặc cả hai mắt; ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt; rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt. đau mắt đỏ làm cho bạn có cảm giác như có một vật gì ở trong mắt mà không thể lấy ra được. Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng dử mắt.
Viêm kết mạc thường bị cả hai mắt mặc dù bệnh có thể xảy ra ở một mắt sau đó lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia.
3. Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn và vi rút gây ra, phổ biến là loại vi rút Adeno. Đau mắt đỏ do virút rất dễ lây lan
qua môi trường, sự tiếp xúc gần và thường xuyên như trong gia đình, lớp học, công sở..... bệnh lây qua các tia bọt bắn ra Khi nói chuyện, hay chúng ta dụi mắt rồi dùng tay đó quệt, bôi ra các vật dụng như: Bàn ghế, bát đũa, điện thoại, bắt tay nhau… rồi lây bệnh sang người xung quanh. Đặc biệt, ngay cả khi đã khỏi, bệnh nhân vẫn có thể lây cho người khác trong vòng 1 tuần tiếp theo .
Ngoài ra, thời tiết chuyển mùa, lũ lụt , không khí nhiều bụi bẩn......tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn, virus gây viêm kết mạc. Song, bệnh không lây nhiễm nếu không có sự tiếp xúc trực tiếp chất tiết của mắt người bệnh với mắt người lành.
4. Cách phòng bệnh
Để chủ động phòng bệnh, cộng đồng cần thực hiện tốt các khuyến cáo sau:
1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Rửa mặt hằng ngày bằng khăn mặt riêng với nước sạch.
2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường.
3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của bệnh nhân.
4. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt, vật dụng cá nhân dễ bị nhiễm mầm bệnh như khăn mặt, kính mắt.
5. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi bị đau mắt đỏ.
6. Đeo kính dâm khi ra đường để tránh gió và bụi
7. Khi bị đau mắt đỏ nên tránh ăn những loại thực phẩm kích thích, có vị cay nóng nhưu rượi, bia, thuốc lá, ớt, hạt tiêu.....
8. Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế./.
Trên đây là toàn bộ bài tuyên truyền về các dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh đau mắt đỏ.