GIÁO ÁN: Hoạt động: Khám phá xã hội Đề tài: “Bé yêu Bác nông dân”
- Thứ tư - 15/03/2017 10:08
- In ra
- Đóng cửa sổ này
GIÁO ÁN: Hoạt động: Khám phá xã hội
Đề tài: “Bé yêu Bác nông dân”
Chủ đề: Nghề nghiệp
Đối tượng: trẻ 5 – 6 tuổi
Thời gian: 30-35 phút.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết tên một số công việc của bác nông dân:(Cày ruộng, cấy lúa, bón phân, gặt lúa).Biết tên một số dụng cụ của bác nông dân: (Cái cày, cái cuốc, cái liềm, quang gánh). Biết tên một số sản phẩm của nhà nông: (Gạo, ngô, khoai, rau, Củ , quả,… ).
- Rèn kỹ năng quan sát,ghi nhớ, nhận xét và tư duy cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, cách diễn đạt ngôn ngữ mạch .
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết công ơn của cha mẹ, cô bác nông dân làm việc rất vất vả để làm ra hạt gạo. Trẻ biết yêu quý, kính trọng bố mẹ và các cô bác nông dân: biết quý trọng sản phẩm, sức lao động, biết ăn hết suất, không làm rơi vãi thức ăn.
II. Chuẩn bị:
- Tranh: Bác nông dân đang cày ruộng, cấy lúa, bón phân, gặt lúa.
- Tranh : Cái cày, cái cuốc, cái liềm, quang gánh.
- Sản phẩm : Gạo, ngô, khoai lang, rau cải, quả cam, hạt lạc, hạt đỗ,…
- Máy tính có hình ảnh về máy làm đất, máy cấy, máy gặt, máy tuốt lúa.
- Nhạc bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày”
- 3 khay đất, cây giống, cái cuốc, cào, 3 đường dích dắc.
- Rổ đựng lô tô về dụng cụ, sản phẩm của nghề nông.
- Chiếu trải, que chỉ.
III. Cách tổ chức thực hiện :
Họat động 1. Gây hứng thú
- Cho trẻ đọc bài thơ: Đi bừa .
- Trò chuyện cùng trẻ:
+ Các con vừa được đọc bài thơ gì? (Đi bừa)
+ Đi bừa là công việc của ai các con? (Bác nông dân)
- Đúng rồi, hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về “Bác nông dân” nhé.
Ho¹t ®éng 2: Nội dung trọng tâm
Cô hỏi trẻ:
+ Con đã biết gì về Bác nông dân? Bác nông dân cày ruộng, cấy lúa, gặt lúa…)
+ Bác nông dân làm ra sản phẩm gì? - Gạo, ngô, khoai lang, rau, củ, quả…
- Để giúp các con hiểu rõ hơn Bác nông dân, bây giờ cô xin mời các tổ cùng khám phá về “Bác nông dân”.
* Khám phá:
+ C« tặng cho mỗi tổ một món quà, mỗi tổ
khám phá xem đó là món quà nói về cái gì?. Trẻ về nhóm của mình cô đến từng tổ gợi hỏi trẻ về nội dung bức tranh.
- Tổ 1: Khám phá bức tranh công việc của Bác nông dân(Bác nông dân đang cày, đang cấy, đang bón phân, đang gặt lúa).
- Tổ 2: Khám phá bức tranh dụng cụ của Bác nông dân (Cái cày, cái cuốc, cái liềm, đôi quang gánh).
- Tổ 3: Khám phá sản phẩm của Bác nông dân (Gạo, ngô, khoai lang, rau cải).
- Hết thời gian khám phá đại diện của từng tổ mang món quà lên và nói lên nhận xét của mình về món quà của tổ mình.
+Tổ 1- Bức tranh 1: Công việc của Bác nông dân(Bác nông dân đang cày, đang cấy, đang bón phân, đang gặt lúa).
- Bức tranh của tổ con nói về điều gì? (Công việc của Bác nông dân)
- Bác nông dân đang làm những công việc gì? - Bác nông dân đang cày ruộng, cấy lúa, bón phân, gặt lúa)
- Cô mở bức tranh của tổ 1 cho cả lớp nhận xét
- Bác nông dân cày ruộng để làm gì? (Để làm cho đất được nhỏ, tơi xốp)
- Bác nông dân bón phân cho lúa thì có tác dụng gì các con? (để cho lúa nhanh tốt)
=> Cô hệ thống: Bức tranh 1 nói về công việc của bác nông dân. bác nông dân đang cày ruộng, cấy lúa, bón phân, gặt lúa. Trước khi cấy lúa, bác nông dân phải làm cho đất nhỏ, phẳng, sau đó các bác mới cấy lúa, để cho cây lúa mau lớn thì các bác phải chăm sóc, khi lúa chín thì các bác thu hoạch lúa về.
- Theo con, ngoài những công việc trên Bác nông dân còn phải làm những công việc gì nữa? (Cuốc đất, trồng rau, chăn nuôi, trồng cây,…)
- Cô khái quát lại và cho trẻ xem qua hình ảnh trên máy chiếu.
+ Tổ 2- Bức tranh 2: Dụng cụ của Bác nông dân(Cái cày, cái cuốc, cái liềm, đôi quang gánh).
- Nhóm con khám phá bức tranh có những gì? ( Có cái cày, cái cuốc, cái liềm, quang gánh)
Cô mở bức tranh của tổ 2 cho cả lớp nhận xét
- Đây là những dụng cụ dành cho ai nào? (Cho bác nông dân)
- Những dụng cụ này dùng để làm gì? (Cái cày để cày đất cho tơi xốp, cái cuốc để cuốc ruộng, cái liềm để cắt cỏ, cắt lúa, đôi quang gánh để gánh lúa )
- Cô cho trẻ làm động tác cuốc đất, gặt lúa.
=> Cô hệ thống: Đây là những dụng cụ của nghề nông bác nông dân cần đến dụng cụ như cái cày, cái cuốc để làm đất, bác cần đến cái liềm để cát lúa, đôi quang gánh để gánh lúa, gánh rau.
- Ngoài những dụng cụ trên, các con còn thấy bác nông dân sử dụng những dụng cụ nào để làm việc nữa? (Máy cày, máy cấy, máy gặt, máy tuốt lúa,…)
- Cô khái quát và cho trẻ xem video về các dụng cụ trên)
+ Món quà tổ 3: Sản phẩm của Bác nông dân(Gạo, ngô, khoai lang, rau cải).
- Món quà của các con có những gì? (Có gạo, ngô, khoai lang, rau cải )
- Đây là những sản phẩm của ai làm ra? (Bác nông dân)
- Những sản phẩm này dùng để làm gì? (Để ăn, để bác nông dân bán)
- Gạo, ngô, khoai lang, rau cải cung cấp chất gì cho cơ thể?
=> Cô hệ thống: Đây là những sản phẩm do các bác nông dân làm ra, khi chúng mình ăn những sản phẩm này sẽ giúp cho cơ thể mau lớn khỏe mạnh.
- Ngoài những sản phẩm đó, bác nông dân còn làm ra những sản phẩm gì nữa? (Đậu. lạc, các lại quả)
- Cô khái quát lại cho trẻ xem vật thật.
* Củng cố, giáo dục trẻ:
- Vừa rồi các con đã được tìm hiểu về ai? (Bác nông dân)
- Bác nông dân làm những công việc gì? Cần những dụng cụ gì? Bác làm ra sản phẩm gì?
Cô khái quát lại: Các bác nông dân làm việc rất vất vả để làm ra sản phẩm nuôi sống con người đấy các con ạ, nếu không có những sẩn phẩm như gạo, ngô, khoai, rau, quả do Bác nông dân làm ra thì chúng ta sẻ không có thực phẩm để ăn, chúng ta sẻ không sống được.
- Vậy chúng mình làm gì để tỏ lòng biết ơn bác nông dân?
(Phải biết yêu quý, kính trọng các cô bác nông dân, biết quý trọng sản phẩm)
- Khi ăn cơm các con phải ăn như thế nào? ( biết ăn hết suất, khi ăn không làm rơi vãi thức ăn)
=>Các bác nông dân rất vất vả để làm ra những sản phẩm để nuôi sống con người. Vì vậy chúng mình phải biết yêu quý, kính trọng, biết ơn, quý trọng sức lao động, sản phẩm lao động mà các bác nông dân đã vất vả làm ra. Chúng mình phải biết ăn hết suất, không làm rơi vãi thức ăn.
* Mở rộng: Công việc của bác nông dân là nghề nông đấy các con ạ. Ngoài nghề nông ra trong xã hội còn có rất nhiều nghề nữa đấy.
- Cô cho trẻ kể
- Cô khái quát lại và cho trẻ xem qua tranh.
- Sau này lớn lên con thích làm nghề gì?(2-3 trẻ trả lời)
- Các con cùng hát “Lớn lên cháu lái máy cày”.
* Trò chơi củng cố:
+ Trò chơi: Bé nói nhanh
Cô gợi cho trẻ nhớ và nói nhanh các công đoạn làm ra hạt lúa của bác nông dân.
+ Trò chơi: “Bé nào nhanh tay”:
- Cô cho trẻ xếp tranh lô tô theo yêu cầu của cô:
Trẻ xếp lô tô dụng cụ của Bác nông dân (Cái cày, cái liềm, cái cuốc, …).
Trẻ xếp lô tô sản phẩm của Bác nông dân (Gạo, Ngô, su hào, bí đỏ, …).
- Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
+ Trò chơi: “Bác nông dân đua tài”:
- Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội chơi. Lần lượt trẻ ở các bật qua một con mương nhỏ lên đóng vai bác nông dân làm đất, trồng rau. Sau thời gian là một bản nhạc đội nào hoàn thành vườn rau nhanh hơn và đẹp hơn thì đội đó thắng cuộc.
- Trẻ chơi 1-2 lần.
- Cô kiểm tra kết quả, động viên khuyến khích trẻ.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Củng cố, nhận xét giờ học.
Cô cho trẻ hát bài hát: Lớn lên cháu lái máy cày và ra sân chơi.
Đề tài: “Bé yêu Bác nông dân”
Chủ đề: Nghề nghiệp
Đối tượng: trẻ 5 – 6 tuổi
Thời gian: 30-35 phút.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết tên một số công việc của bác nông dân:(Cày ruộng, cấy lúa, bón phân, gặt lúa).Biết tên một số dụng cụ của bác nông dân: (Cái cày, cái cuốc, cái liềm, quang gánh). Biết tên một số sản phẩm của nhà nông: (Gạo, ngô, khoai, rau, Củ , quả,… ).
- Rèn kỹ năng quan sát,ghi nhớ, nhận xét và tư duy cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, cách diễn đạt ngôn ngữ mạch .
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết công ơn của cha mẹ, cô bác nông dân làm việc rất vất vả để làm ra hạt gạo. Trẻ biết yêu quý, kính trọng bố mẹ và các cô bác nông dân: biết quý trọng sản phẩm, sức lao động, biết ăn hết suất, không làm rơi vãi thức ăn.
II. Chuẩn bị:
- Tranh: Bác nông dân đang cày ruộng, cấy lúa, bón phân, gặt lúa.
- Tranh : Cái cày, cái cuốc, cái liềm, quang gánh.
- Sản phẩm : Gạo, ngô, khoai lang, rau cải, quả cam, hạt lạc, hạt đỗ,…
- Máy tính có hình ảnh về máy làm đất, máy cấy, máy gặt, máy tuốt lúa.
- Nhạc bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày”
- 3 khay đất, cây giống, cái cuốc, cào, 3 đường dích dắc.
- Rổ đựng lô tô về dụng cụ, sản phẩm của nghề nông.
- Chiếu trải, que chỉ.
III. Cách tổ chức thực hiện :
Họat động 1. Gây hứng thú
- Cho trẻ đọc bài thơ: Đi bừa .
- Trò chuyện cùng trẻ:
+ Các con vừa được đọc bài thơ gì? (Đi bừa)
+ Đi bừa là công việc của ai các con? (Bác nông dân)
- Đúng rồi, hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về “Bác nông dân” nhé.
Ho¹t ®éng 2: Nội dung trọng tâm
Cô hỏi trẻ:
+ Con đã biết gì về Bác nông dân? Bác nông dân cày ruộng, cấy lúa, gặt lúa…)
+ Bác nông dân làm ra sản phẩm gì? - Gạo, ngô, khoai lang, rau, củ, quả…
- Để giúp các con hiểu rõ hơn Bác nông dân, bây giờ cô xin mời các tổ cùng khám phá về “Bác nông dân”.
* Khám phá:
+ C« tặng cho mỗi tổ một món quà, mỗi tổ
khám phá xem đó là món quà nói về cái gì?. Trẻ về nhóm của mình cô đến từng tổ gợi hỏi trẻ về nội dung bức tranh.
- Tổ 1: Khám phá bức tranh công việc của Bác nông dân(Bác nông dân đang cày, đang cấy, đang bón phân, đang gặt lúa).
- Tổ 2: Khám phá bức tranh dụng cụ của Bác nông dân (Cái cày, cái cuốc, cái liềm, đôi quang gánh).
- Tổ 3: Khám phá sản phẩm của Bác nông dân (Gạo, ngô, khoai lang, rau cải).
- Hết thời gian khám phá đại diện của từng tổ mang món quà lên và nói lên nhận xét của mình về món quà của tổ mình.
+Tổ 1- Bức tranh 1: Công việc của Bác nông dân(Bác nông dân đang cày, đang cấy, đang bón phân, đang gặt lúa).
- Bức tranh của tổ con nói về điều gì? (Công việc của Bác nông dân)
- Bác nông dân đang làm những công việc gì? - Bác nông dân đang cày ruộng, cấy lúa, bón phân, gặt lúa)
- Cô mở bức tranh của tổ 1 cho cả lớp nhận xét
- Bác nông dân cày ruộng để làm gì? (Để làm cho đất được nhỏ, tơi xốp)
- Bác nông dân bón phân cho lúa thì có tác dụng gì các con? (để cho lúa nhanh tốt)
=> Cô hệ thống: Bức tranh 1 nói về công việc của bác nông dân. bác nông dân đang cày ruộng, cấy lúa, bón phân, gặt lúa. Trước khi cấy lúa, bác nông dân phải làm cho đất nhỏ, phẳng, sau đó các bác mới cấy lúa, để cho cây lúa mau lớn thì các bác phải chăm sóc, khi lúa chín thì các bác thu hoạch lúa về.
- Theo con, ngoài những công việc trên Bác nông dân còn phải làm những công việc gì nữa? (Cuốc đất, trồng rau, chăn nuôi, trồng cây,…)
- Cô khái quát lại và cho trẻ xem qua hình ảnh trên máy chiếu.
+ Tổ 2- Bức tranh 2: Dụng cụ của Bác nông dân(Cái cày, cái cuốc, cái liềm, đôi quang gánh).
- Nhóm con khám phá bức tranh có những gì? ( Có cái cày, cái cuốc, cái liềm, quang gánh)
Cô mở bức tranh của tổ 2 cho cả lớp nhận xét
- Đây là những dụng cụ dành cho ai nào? (Cho bác nông dân)
- Những dụng cụ này dùng để làm gì? (Cái cày để cày đất cho tơi xốp, cái cuốc để cuốc ruộng, cái liềm để cắt cỏ, cắt lúa, đôi quang gánh để gánh lúa )
- Cô cho trẻ làm động tác cuốc đất, gặt lúa.
=> Cô hệ thống: Đây là những dụng cụ của nghề nông bác nông dân cần đến dụng cụ như cái cày, cái cuốc để làm đất, bác cần đến cái liềm để cát lúa, đôi quang gánh để gánh lúa, gánh rau.
- Ngoài những dụng cụ trên, các con còn thấy bác nông dân sử dụng những dụng cụ nào để làm việc nữa? (Máy cày, máy cấy, máy gặt, máy tuốt lúa,…)
- Cô khái quát và cho trẻ xem video về các dụng cụ trên)
+ Món quà tổ 3: Sản phẩm của Bác nông dân(Gạo, ngô, khoai lang, rau cải).
- Món quà của các con có những gì? (Có gạo, ngô, khoai lang, rau cải )
- Đây là những sản phẩm của ai làm ra? (Bác nông dân)
- Những sản phẩm này dùng để làm gì? (Để ăn, để bác nông dân bán)
- Gạo, ngô, khoai lang, rau cải cung cấp chất gì cho cơ thể?
=> Cô hệ thống: Đây là những sản phẩm do các bác nông dân làm ra, khi chúng mình ăn những sản phẩm này sẽ giúp cho cơ thể mau lớn khỏe mạnh.
- Ngoài những sản phẩm đó, bác nông dân còn làm ra những sản phẩm gì nữa? (Đậu. lạc, các lại quả)
- Cô khái quát lại cho trẻ xem vật thật.
* Củng cố, giáo dục trẻ:
- Vừa rồi các con đã được tìm hiểu về ai? (Bác nông dân)
- Bác nông dân làm những công việc gì? Cần những dụng cụ gì? Bác làm ra sản phẩm gì?
Cô khái quát lại: Các bác nông dân làm việc rất vất vả để làm ra sản phẩm nuôi sống con người đấy các con ạ, nếu không có những sẩn phẩm như gạo, ngô, khoai, rau, quả do Bác nông dân làm ra thì chúng ta sẻ không có thực phẩm để ăn, chúng ta sẻ không sống được.
- Vậy chúng mình làm gì để tỏ lòng biết ơn bác nông dân?
(Phải biết yêu quý, kính trọng các cô bác nông dân, biết quý trọng sản phẩm)
- Khi ăn cơm các con phải ăn như thế nào? ( biết ăn hết suất, khi ăn không làm rơi vãi thức ăn)
=>Các bác nông dân rất vất vả để làm ra những sản phẩm để nuôi sống con người. Vì vậy chúng mình phải biết yêu quý, kính trọng, biết ơn, quý trọng sức lao động, sản phẩm lao động mà các bác nông dân đã vất vả làm ra. Chúng mình phải biết ăn hết suất, không làm rơi vãi thức ăn.
* Mở rộng: Công việc của bác nông dân là nghề nông đấy các con ạ. Ngoài nghề nông ra trong xã hội còn có rất nhiều nghề nữa đấy.
- Cô cho trẻ kể
- Cô khái quát lại và cho trẻ xem qua tranh.
- Sau này lớn lên con thích làm nghề gì?(2-3 trẻ trả lời)
- Các con cùng hát “Lớn lên cháu lái máy cày”.
* Trò chơi củng cố:
+ Trò chơi: Bé nói nhanh
Cô gợi cho trẻ nhớ và nói nhanh các công đoạn làm ra hạt lúa của bác nông dân.
+ Trò chơi: “Bé nào nhanh tay”:
- Cô cho trẻ xếp tranh lô tô theo yêu cầu của cô:
Trẻ xếp lô tô dụng cụ của Bác nông dân (Cái cày, cái liềm, cái cuốc, …).
Trẻ xếp lô tô sản phẩm của Bác nông dân (Gạo, Ngô, su hào, bí đỏ, …).
- Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
+ Trò chơi: “Bác nông dân đua tài”:
- Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội chơi. Lần lượt trẻ ở các bật qua một con mương nhỏ lên đóng vai bác nông dân làm đất, trồng rau. Sau thời gian là một bản nhạc đội nào hoàn thành vườn rau nhanh hơn và đẹp hơn thì đội đó thắng cuộc.
- Trẻ chơi 1-2 lần.
- Cô kiểm tra kết quả, động viên khuyến khích trẻ.
3. Hoạt động 3: Kết thúc
- Củng cố, nhận xét giờ học.
Cô cho trẻ hát bài hát: Lớn lên cháu lái máy cày và ra sân chơi.